3C luôn đảm bảo tính khách quan và tin cậy trong đánh giá sự phù hợp, các phép đo, phép thử phải đưa ra các kết quả chính xác, phản ánh đúng thực trạng của các thông số hay chỉ tiêu cần được xác định của sản phẩm, hàng hoá. Với mục tiêu này, các phòng đo lường và thử nghiệm đáp ứng các yêu cầu sau:
– Có đủ trang thiết bị đo lường và thử nghiệm cần thiết;
– Có cán bộ kỹ thuật được đào tạo về chuyên môn và có kỹ năng thực hiện đúng các phép đo, phép thử theo quy định;
– Các điều kiện về môi trường đo lường và thử nghiệm thoả mãn yêu cầu;
– Duy trì thường xuyên các tính năng và độ chính xác của các thiết bị đo lường và thử nghiệm thông qua việc hiệu chuẩn hay so sánh với các mẫu chuẩn.
Đánh giá sự phù hợp: Hoạt động đánh giá sự phù hợp được thực hiện thường xuyên trong quá trình sản xuất sản phẩm .
Căn cứ vào mục đích của việc đánh giá, có thể phân hoạt động đánh giá sự phù hợp theo các loại sau đây:
– Đánh giá phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn, gọi tắt là đánh giá hợp chuẩn;
– Đánh giá phù hợp với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật, gọi tắt là đánh giá hợp quy;
– Đánh giá phù hợp với yêu cầu của khách hàng theo các hợp đồng thương mại;
– Đánh giá phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm hay dịch vụ.
Hệ thống công nhận các phòng thí nghiệm
Để chứng minh cho phòng thí nghiệm hội đủ các yêu cầu trên, 3C đã thiết lập hệ thống công nhận phòng thí nghiệm của mình như Hệ thống NAMAS của Anh, NATA của úc, KOLAS của Hàn Quốc, CNAS của Trung Quốc, VILAS của Việt Nam. Trong đó có những hệ thống đã đi vào hoạt động từ vài chục năm nay như NAMAS của Anh từ 1945, DKD của Đức từ những năm 70 của thể kỷ trước.
Năm 1977 ra đời Tổ chức Hợp tác Công nhận Phòng thí nghiệm Quốc tế – ILAC và năm 1992 Tổ chức Hợp tác Công nhận Phòng thí nghiệm khu vực Châu á – Thái Bình Dương – APLAC được thành lập. Kể từ đó, các hệ thống công nhận phòng thí nghiệm của các nền kỹ thuật đã hợp tác chặt chẽ với nhau theo các chương trình hành động nhằm thúc đẩy hoạt động công nhận ở mỗi nước, cùng nghiên cứu, đóng góp vào việc cải tiến các chuẩn mực đánh giá phòng thí nghiệm để thực hiện thống nhất ở các nước. Các Thoả ước thừa nhận lẫn nhau về công nhận phòng thí nghiệm (MRA) của ILAC và APLAC là cơ sở để thừa nhận lẫn nhau các kết quả đo lường và thử nghiệm, hướng tới mục tiêu “Một tiêu chuẩn, một lần thử nghiệm, một giấy chứng nhận, được chấp nhận ở mọi nơi”.